1. Thư viện Huyện Đức Trọng:
1.1 Về đặc điểm tình hình:
Thư viện Đức Trọng trực thuộc Trung tâm VH-TT Đức Trọng đã được thành lập ngay sau ngày thống nhất đất nước (6/1976). Với chức năng, nhiệm vụ quy định, Thư viện Huyện Đức Trọng cũng đã góp một phần quan trọng vào việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực phục vụ công cuộc CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn Huyện Đức Trọng.
1.2 Về tổ chức hoạt động:
Xuất phát từ nhu cầu thiết thực về hưởng thụ văn hóa của nhân dân trên địa bàn huyện. Được sự quan tâm của lãnh đạo chính quyền địa phương Thư viện huyện Đức Trọng đã được xây dựng mới và đưa vào sử dụng vào tháng 8/2012. 35 năm qua là một bước đi dài với những nỗ lực không ngừng của các thế hệ lãnh đạo Huyện nói chung và của cán bộ nhân viên Thư viện Huyện nói riêng để xây dựng, củng cố và phát triển Thư viện Đức Trọng một cách vững mạnh đáp ứng nhu cầu đọc ngày càng cao của bạn đọc. Ban đầu địa điểm Thư viện Đức Trọng nằm cuối phố trong căn nhà chật hẹp, vốn tài liệu chỉ là 2.300 bản do Thư viện Tỉnh hổ trợ. Biên chế có một cán bộ Thư viện, nghiệp vụ sơ cấp Thư viện. Những năm cuối 90 tranh thủ từng bước sự quan tâm của các đời lãnh đạo. Thư viện được tăng con người, kinh phí cũng đươc trich 10/100 tổng kinh phí hoạt động đơn vị một cách đều đặn, ổn định. Các hoạt động được mở rộng. Từng bước tạo lòng tin cho cán bộ lãnh đạo địa phương và cơ quan chủ quản.
1.3 Chức năng, nhiệm vụ:
* Chức năng:
Thư viện Huyện là đơn vị sự nghiệp Văn hóa thông tin, do UBND Huyện thành lập, có chức năng xây dựng và tổ chức việc xây dựng chung vốn tài liệu thư viện phục vụ nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, ANQP của địa phương.
Thư viện Huyện Đức Trọng, được thành lập từ tháng 06/1976, trực thuộc Trung tâm VH-TT Đức Trọng.
* Nhiệm vụ:
Xây dựng kế hoạch hoạt động dài hạn, ngắn hạn của Thư viện và tổ chức thực hiện sau khi được thủ trưởng cơ quan chủ quản phê duyệt.
Tổ chức phục vụ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người đọc sử dụng vốn tài liệu của Thư viện, tổ chức các hình thức phục vụ, mở cửa Thư viện tuần 5 ngày.
Nghiên cứu những nhu cầu, hứng thú đọc của bạn đọc và đặc điểm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương để xây dựng vốn tài liệu phù hợp với nhu cầu, trình độ đọc đa dạng của bạn đọc .
Tăng cường vốn tài liệu thư viện thông qua việc tiếp nhận, luân chuyển sách từ thư viện Tỉnh và thực hiện việc trao đổi tài liệu với các thư viện trường học trên địa bàn.
Thường xuyên thanh lọc ra khỏi kho các tài liệu mất thời gian tính, tài liệu bị hư nát qua quá trình phục vụ theo quy định của Bộ VH-TT. Thường xuyên kiểm tra, chỉnh sửa kịp thời hệ thống tra tìm tài liệu của thư viện.
1.4 Cơ sở vật chất, trang thiết bị thư viện:
* Cơ sở vật chất :
Thư viện Đức Trọng được sự quan tâm của các cấp ủy chính quyền địa phương vừa được khánh thành trụ sở mới đưa vào sử dụng vào 6/2011, với diện tích sử dụng 755 m2 và khu khuôn viên cây cảnh bao quanh với trên 600 m2, chuẩn bị để mở “Thư viện xanh” khi cây tạo đủ bóng mát.
* Trang thiết bị thư viện:
Bên cạnh trụ sở Thư viện vừa khai trương là gói trang thiết bị hoàn toàn mới. Trên 60 giá sách, 05 tủ hồ sơ, gần 40 bộ bàn ghế làm việc và phục vụ bạn đọc, 10 bộ bàn ghế và máy tính cho phòng internet… giúp bộ mặt Thư viện được khang trang, đẹp mắt; một hệ thống phòng cháy chữa cháy đúng quy trình, một hệ thống camera quan sát.
1.5 Cơ cấu tổ chức:
- Phụ trách Thư viện : phụ trách Thư viện tham mưu và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Thư viện và thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ được giao trước giám đốc Trung tâm văn hóa – Thông tin ĐứcTrọng. Chịu trách nhiệm về kho tàng, tài sản của Thư viện, về kế hoạch hoạt động dài hạn và hàng năm trước thủ trưởng đơn vị.
Chịu trách nhiệm điều động, phân công công việc các nhân viện trong bộ phận. Xây dựng bổ sung và xử lý nghiệp vụ tài liệu của Thư viện.
Tham gia xây dựng mạng lưới Thư viện cơ sở, hướng dẫn nghiệp vụ kịp thời và thường xuyên cho Thư viện cơ sở.
Tiếp nhận luân chuyển sách từ Thư viện Tỉnh về phục vụ bạn đọc, trao đổi sách với các Thư viện trường học.
Phối hợp với các ban ngành trong Huyện tổ chức các hoạt động phong trào của Thư viện (Các “Cuộc thi tìm hiểu”, “Thi kể chuyện theo sách” hè, thi hùng biện, vẽ tranh…)
Phụ trách Thư viện còn phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, về quản lý nhà nước và trình độ lý luận chính trị.
- Nhiệm vụ của bộ phận phục vụ bạn đọc (2 người):
Nhân viên Thư viện có trách nhiệm phục vụ tốt tại Thư viện trung tâm, đáp ứng các yêu cầu về sử dụng vốn tài liệu Thư viện bằng hai hình thức đọc tại chỗ và cho mượn về nhà (đọc - mượn người lớn và đọc - mượn thiếu nhi). Tổ chức trưng bày triển lãm sách theo từng chuyên đề nhân các ngày kỷ niệm lớn của đất nước. Tuyên truyền, giới thiệu sách báo lên đài truyền hình và tại chỗ nhằm thu hút người đọc tới sử dụng vốn tài liệu.
Tổ chức phục vụ tốt ngoài Thư viện, thực hiện luân chuyển sách báo xuống các Thư viện cơ sở theo định kỳ tháng hoặc quý (của 22 thư viện cơ sở)
Phụ trách thêm các hoạt động về xử lý kỹ thuật nghiệp vụ Thư viện: Từ khâu bổ sung đến đóng dấu, đăng ký, phân loại, định từ khóa, mô tả, dán nhãn, nhập biểu ghi và bảo quản sách…
- Bộ phận bảo vệ ( 01 người):
Nhiệm vụ bảo vệ tài sản trong và ngoài Thư viện, trong và ngoài giờ hành chính. Chăm sóc cây cảnh trong khuôn viên Thư viện. Bảo vệ xe máy, xe đạp cho bạn đọc trong giờ hành chính.
1.6 Tình hình nhân lực Thư viện:
Thư viện Đức Trọng có 04 nhân sự (02 biên chế, 02 hợp đồng): 01 bảo vệ trình độ 12/12, cả 03 người còn lại đều đạt trình độ đại học chuyên ngành Thư viện; đạt đủ chuẩn: Chứng chỉ A vi tính, chứng chỉ B anh văn, chứng chỉ Quản lý nhà nước.
Đội ngũ cán bộ phần lớn năng động, yêu nghề, vững vàng chuyên môn nghiệp vụ, được đào tạo bài bản nên tác nghiệp có phần thuận lợi. Cán bộ Thư viện đã được hưởng đầy đủ về chế độ độc hại, bồi dưỡng bằng hiện vật, phụ cấp trách nhiệm.
2. Mạng lưới Thư viện Cơ sở:
Hệ thống mạng lưới thư viện Cơ sở của huyện Đức Trọng hiện được Vụ Thư viện và Thư viện tỉnh Lâm Đồng đánh giá là một trong những Thư viện tiêu biểu không chỉ của Tỉnh, mà còn là của khu vực và trong toàn quốc. Các mô hình tiêu biểu của thư viện cơ sở bao gồm:
2.1 Điểm Bưu điện Văn hóa xã:
Đây là mô hình lý tưởng của mạng lưới thư viện cơ sở hiện nay. Là sự kết hợp giữa ngành Văn hóa - Thư viện với ngành Bưu điện. Thư viện này hoạt động với tư cách chi nhánh của thư viện trung tâm huyện. Chủ yếu phục vụ người đọc ở xã, thôn, bản, làng. Hầu hết số lượng thư viện cơ sở ở Lâm Đồng đều tập trung ở mô hình này.Ưu điểm của hình thức này là nhờ có trụ sở khang trang đẹp mắt,xây dựng gần khu dân cư, con người ổn định có hộ khẩu tại địa phương do ngành Bưu điện đầu tư xây dựng và trả lương. Vốn sách báo ban đầu do 2 ngành Văn hóa - Thư viện và Bưu điện đầu tư. Xây dựng các điểm BĐVH là chủ trương đúng đắn, kịp thời đã đem lại những thành quả to lớn trong phục vụ văn hóa đọc ở vùng nông thôn. Là hướng đi cần duy trì và mở rộng trong phạm vi cả nước trong điều kiện còn quá khó khăn của mạng lưới thư viện cơ sở hiện nay. Mô hình này ở Đức trọng hiện có 13 BĐVH xã.
2.2 Mô hình thư viện xã và cụm xã:
Là hình thức do ngân sách xã hỗ trợ kinh phí, con người, trụ sở; thư viện tỉnh và huyện đầu tư vốn sách ban đầu. Đây là hình thức đã tồn tại lâu nhất, nhưng hiện nay lại khó nuôi sống nhất do thiếu kinh phí trả lương cho cán bộ thư viện, không có định biên mà phải kiêm nhiệm nhiều việc khác. Trụ sở thường không ổn đinh, phải di dời liên tục. Trang thiết bị nghèo nàn, lạc hậu. Kinh phí bổ sung sách báo không có hoặc có thì không thường xuyên, nhỏ giọt. Đức Trọng thời hoàng kim các thư viện xã lên tới 7-8. Hiện do không có kinh phí trả lương cho cán bộ thư viện và bổ sung sách báo nên chỉ còn lại 02 điểm.
2.3 Mô hình tủ sách, phòng đọc sách làng ấp, thôn, bản:
Hình thức này dễ xây dựng, cần gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”, có thể duy trì được lâu dài nếu có sự quan tâm đúng mức của phong trào. Tuy vậy nó cũng khó duy trì bền vững với cùng lý do như mô hình thư viện xã.
2.4 Mô hình liên kết với các trường Quân sự đại phương, các điểm Huấn luyện bộ đội, các Trường phổ thông:
Nghiệp vụ về phục vụ bạn đọc và sách do thư viện huyện (hoặc thư viện tỉnh) chịu trách nhiệm; Trụ sở, con người do các điểm liên kết chịu trách nhiệm. Lịch luân chuyển sách phụ thuộc vào từng đợt huấn luyện của đơn vị. Đức Trọng hiện có 7 điểm của mô hình này.
2.5 Mô hình phòng đọc sách nhà thờ, nhà chùa:
Là mô hình mới khởi động gần đây tại địa bàn Lâm Đồng qua học hỏi kinh nghiệm tại các thư viện tỉnh miền Tây Nam bộ (các chùa Khmer ở Nam bộ).
2.6 Mô hình tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn:
Hầu hết các xã, phường, thị trấn đều được trang bị tủ sách pháp luật để người dân nắm bắt được luật pháp từ đó sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Đức Trọng hiện có 15 xã, thị trấn đều xây dựng được tủ sách pháp luật.
THƯ VIỆN HUYỆN ĐỨC TRỌNG
Thư viện Đức Trọng trực thuộc Trung tâm VH-TT Đức Trọng đã được thành lập ngay sau ngày thống nhất đất nước (6/1976). Với chức năng, nhiệm vụ quy định, Thư viện Huyện Đức Trọng cũng đã góp một phần quan trọng vào việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực phục vụ công cuộc CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn Huyện Đức Trọng.
1.2 Về tổ chức hoạt động:
Xuất phát từ nhu cầu thiết thực về hưởng thụ văn hóa của nhân dân trên địa bàn huyện. Được sự quan tâm của lãnh đạo chính quyền địa phương Thư viện huyện Đức Trọng đã được xây dựng mới và đưa vào sử dụng vào tháng 8/2012. 35 năm qua là một bước đi dài với những nỗ lực không ngừng của các thế hệ lãnh đạo Huyện nói chung và của cán bộ nhân viên Thư viện Huyện nói riêng để xây dựng, củng cố và phát triển Thư viện Đức Trọng một cách vững mạnh đáp ứng nhu cầu đọc ngày càng cao của bạn đọc. Ban đầu địa điểm Thư viện Đức Trọng nằm cuối phố trong căn nhà chật hẹp, vốn tài liệu chỉ là 2.300 bản do Thư viện Tỉnh hổ trợ. Biên chế có một cán bộ Thư viện, nghiệp vụ sơ cấp Thư viện. Những năm cuối 90 tranh thủ từng bước sự quan tâm của các đời lãnh đạo. Thư viện được tăng con người, kinh phí cũng đươc trich 10/100 tổng kinh phí hoạt động đơn vị một cách đều đặn, ổn định. Các hoạt động được mở rộng. Từng bước tạo lòng tin cho cán bộ lãnh đạo địa phương và cơ quan chủ quản.
1.3 Chức năng, nhiệm vụ:
* Chức năng:
Thư viện Huyện là đơn vị sự nghiệp Văn hóa thông tin, do UBND Huyện thành lập, có chức năng xây dựng và tổ chức việc xây dựng chung vốn tài liệu thư viện phục vụ nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, ANQP của địa phương.
Thư viện Huyện Đức Trọng, được thành lập từ tháng 06/1976, trực thuộc Trung tâm VH-TT Đức Trọng.
* Nhiệm vụ:
Xây dựng kế hoạch hoạt động dài hạn, ngắn hạn của Thư viện và tổ chức thực hiện sau khi được thủ trưởng cơ quan chủ quản phê duyệt.
Tổ chức phục vụ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người đọc sử dụng vốn tài liệu của Thư viện, tổ chức các hình thức phục vụ, mở cửa Thư viện tuần 5 ngày.
Nghiên cứu những nhu cầu, hứng thú đọc của bạn đọc và đặc điểm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương để xây dựng vốn tài liệu phù hợp với nhu cầu, trình độ đọc đa dạng của bạn đọc .
Tăng cường vốn tài liệu thư viện thông qua việc tiếp nhận, luân chuyển sách từ thư viện Tỉnh và thực hiện việc trao đổi tài liệu với các thư viện trường học trên địa bàn.
Thường xuyên thanh lọc ra khỏi kho các tài liệu mất thời gian tính, tài liệu bị hư nát qua quá trình phục vụ theo quy định của Bộ VH-TT. Thường xuyên kiểm tra, chỉnh sửa kịp thời hệ thống tra tìm tài liệu của thư viện.
1.4 Cơ sở vật chất, trang thiết bị thư viện:
* Cơ sở vật chất :
Thư viện Đức Trọng được sự quan tâm của các cấp ủy chính quyền địa phương vừa được khánh thành trụ sở mới đưa vào sử dụng vào 6/2011, với diện tích sử dụng 755 m2 và khu khuôn viên cây cảnh bao quanh với trên 600 m2, chuẩn bị để mở “Thư viện xanh” khi cây tạo đủ bóng mát.
* Trang thiết bị thư viện:
Bên cạnh trụ sở Thư viện vừa khai trương là gói trang thiết bị hoàn toàn mới. Trên 60 giá sách, 05 tủ hồ sơ, gần 40 bộ bàn ghế làm việc và phục vụ bạn đọc, 10 bộ bàn ghế và máy tính cho phòng internet… giúp bộ mặt Thư viện được khang trang, đẹp mắt; một hệ thống phòng cháy chữa cháy đúng quy trình, một hệ thống camera quan sát.
1.5 Cơ cấu tổ chức:
- Phụ trách Thư viện : phụ trách Thư viện tham mưu và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Thư viện và thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ được giao trước giám đốc Trung tâm văn hóa – Thông tin ĐứcTrọng. Chịu trách nhiệm về kho tàng, tài sản của Thư viện, về kế hoạch hoạt động dài hạn và hàng năm trước thủ trưởng đơn vị.
Chịu trách nhiệm điều động, phân công công việc các nhân viện trong bộ phận. Xây dựng bổ sung và xử lý nghiệp vụ tài liệu của Thư viện.
Tham gia xây dựng mạng lưới Thư viện cơ sở, hướng dẫn nghiệp vụ kịp thời và thường xuyên cho Thư viện cơ sở.
Tiếp nhận luân chuyển sách từ Thư viện Tỉnh về phục vụ bạn đọc, trao đổi sách với các Thư viện trường học.
Phối hợp với các ban ngành trong Huyện tổ chức các hoạt động phong trào của Thư viện (Các “Cuộc thi tìm hiểu”, “Thi kể chuyện theo sách” hè, thi hùng biện, vẽ tranh…)
Phụ trách Thư viện còn phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, về quản lý nhà nước và trình độ lý luận chính trị.
- Nhiệm vụ của bộ phận phục vụ bạn đọc (2 người):
Nhân viên Thư viện có trách nhiệm phục vụ tốt tại Thư viện trung tâm, đáp ứng các yêu cầu về sử dụng vốn tài liệu Thư viện bằng hai hình thức đọc tại chỗ và cho mượn về nhà (đọc - mượn người lớn và đọc - mượn thiếu nhi). Tổ chức trưng bày triển lãm sách theo từng chuyên đề nhân các ngày kỷ niệm lớn của đất nước. Tuyên truyền, giới thiệu sách báo lên đài truyền hình và tại chỗ nhằm thu hút người đọc tới sử dụng vốn tài liệu.
Tổ chức phục vụ tốt ngoài Thư viện, thực hiện luân chuyển sách báo xuống các Thư viện cơ sở theo định kỳ tháng hoặc quý (của 22 thư viện cơ sở)
Phụ trách thêm các hoạt động về xử lý kỹ thuật nghiệp vụ Thư viện: Từ khâu bổ sung đến đóng dấu, đăng ký, phân loại, định từ khóa, mô tả, dán nhãn, nhập biểu ghi và bảo quản sách…
- Bộ phận bảo vệ ( 01 người):
Nhiệm vụ bảo vệ tài sản trong và ngoài Thư viện, trong và ngoài giờ hành chính. Chăm sóc cây cảnh trong khuôn viên Thư viện. Bảo vệ xe máy, xe đạp cho bạn đọc trong giờ hành chính.
1.6 Tình hình nhân lực Thư viện:
Thư viện Đức Trọng có 04 nhân sự (02 biên chế, 02 hợp đồng): 01 bảo vệ trình độ 12/12, cả 03 người còn lại đều đạt trình độ đại học chuyên ngành Thư viện; đạt đủ chuẩn: Chứng chỉ A vi tính, chứng chỉ B anh văn, chứng chỉ Quản lý nhà nước.
Đội ngũ cán bộ phần lớn năng động, yêu nghề, vững vàng chuyên môn nghiệp vụ, được đào tạo bài bản nên tác nghiệp có phần thuận lợi. Cán bộ Thư viện đã được hưởng đầy đủ về chế độ độc hại, bồi dưỡng bằng hiện vật, phụ cấp trách nhiệm.
2. Mạng lưới Thư viện Cơ sở:
Hệ thống mạng lưới thư viện Cơ sở của huyện Đức Trọng hiện được Vụ Thư viện và Thư viện tỉnh Lâm Đồng đánh giá là một trong những Thư viện tiêu biểu không chỉ của Tỉnh, mà còn là của khu vực và trong toàn quốc. Các mô hình tiêu biểu của thư viện cơ sở bao gồm:
2.1 Điểm Bưu điện Văn hóa xã:
Đây là mô hình lý tưởng của mạng lưới thư viện cơ sở hiện nay. Là sự kết hợp giữa ngành Văn hóa - Thư viện với ngành Bưu điện. Thư viện này hoạt động với tư cách chi nhánh của thư viện trung tâm huyện. Chủ yếu phục vụ người đọc ở xã, thôn, bản, làng. Hầu hết số lượng thư viện cơ sở ở Lâm Đồng đều tập trung ở mô hình này.Ưu điểm của hình thức này là nhờ có trụ sở khang trang đẹp mắt,xây dựng gần khu dân cư, con người ổn định có hộ khẩu tại địa phương do ngành Bưu điện đầu tư xây dựng và trả lương. Vốn sách báo ban đầu do 2 ngành Văn hóa - Thư viện và Bưu điện đầu tư. Xây dựng các điểm BĐVH là chủ trương đúng đắn, kịp thời đã đem lại những thành quả to lớn trong phục vụ văn hóa đọc ở vùng nông thôn. Là hướng đi cần duy trì và mở rộng trong phạm vi cả nước trong điều kiện còn quá khó khăn của mạng lưới thư viện cơ sở hiện nay. Mô hình này ở Đức trọng hiện có 13 BĐVH xã.
2.2 Mô hình thư viện xã và cụm xã:
Là hình thức do ngân sách xã hỗ trợ kinh phí, con người, trụ sở; thư viện tỉnh và huyện đầu tư vốn sách ban đầu. Đây là hình thức đã tồn tại lâu nhất, nhưng hiện nay lại khó nuôi sống nhất do thiếu kinh phí trả lương cho cán bộ thư viện, không có định biên mà phải kiêm nhiệm nhiều việc khác. Trụ sở thường không ổn đinh, phải di dời liên tục. Trang thiết bị nghèo nàn, lạc hậu. Kinh phí bổ sung sách báo không có hoặc có thì không thường xuyên, nhỏ giọt. Đức Trọng thời hoàng kim các thư viện xã lên tới 7-8. Hiện do không có kinh phí trả lương cho cán bộ thư viện và bổ sung sách báo nên chỉ còn lại 02 điểm.
2.3 Mô hình tủ sách, phòng đọc sách làng ấp, thôn, bản:
Hình thức này dễ xây dựng, cần gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”, có thể duy trì được lâu dài nếu có sự quan tâm đúng mức của phong trào. Tuy vậy nó cũng khó duy trì bền vững với cùng lý do như mô hình thư viện xã.
2.4 Mô hình liên kết với các trường Quân sự đại phương, các điểm Huấn luyện bộ đội, các Trường phổ thông:
Nghiệp vụ về phục vụ bạn đọc và sách do thư viện huyện (hoặc thư viện tỉnh) chịu trách nhiệm; Trụ sở, con người do các điểm liên kết chịu trách nhiệm. Lịch luân chuyển sách phụ thuộc vào từng đợt huấn luyện của đơn vị. Đức Trọng hiện có 7 điểm của mô hình này.
2.5 Mô hình phòng đọc sách nhà thờ, nhà chùa:
Là mô hình mới khởi động gần đây tại địa bàn Lâm Đồng qua học hỏi kinh nghiệm tại các thư viện tỉnh miền Tây Nam bộ (các chùa Khmer ở Nam bộ).
2.6 Mô hình tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn:
Hầu hết các xã, phường, thị trấn đều được trang bị tủ sách pháp luật để người dân nắm bắt được luật pháp từ đó sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Đức Trọng hiện có 15 xã, thị trấn đều xây dựng được tủ sách pháp luật.
Trên đây là vài nét sơ lược về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Thư viện Đức Trọng...
THƯ VIỆN HUYỆN ĐỨC TRỌNG