Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

GIỚI THIỆU VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ THƯ VIỆN HUYỆN ĐỨC TRỌNG

1. Thư viện Huyện Đức Trọng:

1.1 Về  đặc điểm tình hình:
            Thư viện Đức Trọng trực thuộc Trung tâm VH-TT Đức Trọng đã được thành lập ngay sau ngày thống nhất đất nước (6/1976). Với chức năng, nhiệm vụ quy định, Thư viện Huyện Đức Trọng cũng đã góp một phần quan trọng vào việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực phục vụ công cuộc CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn Huyện Đức Trọng. 
1.2 Về  tổ chức  hoạt động:
            Xuất phát từ nhu cầu thiết thực về hưởng thụ văn hóa của nhân dân trên địa bàn huyện. Được sự quan tâm của lãnh đạo chính quyền địa phương Thư viện huyện Đức Trọng đã được xây dựng mới và đưa vào sử dụng vào tháng 8/2012. 35 năm qua là một bước đi dài với những nỗ lực không ngừng của các thế hệ lãnh đạo Huyện nói chung và của cán bộ nhân viên Thư viện Huyện nói riêng để xây dựng, củng cố và phát triển Thư viện Đức Trọng một cách vững mạnh đáp ứng nhu cầu đọc ngày càng cao của bạn đọc. Ban đầu địa điểm Thư viện Đức Trọng nằm cuối phố trong căn nhà chật hẹp, vốn tài liệu chỉ là 2.300 bản do Thư viện Tỉnh hổ trợ. Biên chế có một cán bộ Thư viện, nghiệp vụ sơ cấp Thư viện. Những năm cuối 90 tranh thủ từng bước sự quan tâm của các đời lãnh đạo. Thư viện được tăng con người, kinh phí cũng đươc trich 10/100 tổng kinh phí hoạt động đơn vị một cách đều đặn, ổn định. Các hoạt động được mở rộng. Từng bước tạo lòng tin cho cán bộ lãnh đạo địa phương và cơ quan chủ quản.
 1.3 Chức năng, nhiệm vụ:
* Chức năng:
              Thư viện Huyện là đơn vị sự nghiệp Văn hóa thông tin, do UBND  Huyện thành lập, có chức năng xây dựng và tổ chức việc xây dựng chung vốn tài liệu thư  viện phục vụ nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, ANQP của địa phương.
             Thư viện Huyện Đức Trọng, được thành lập từ tháng 06/1976, trực thuộc Trung tâm VH-TT Đức Trọng.
* Nhiệm vụ:
           Xây dựng kế hoạch hoạt động dài hạn, ngắn hạn của Thư viện và tổ chức thực hiện sau khi được thủ trưởng cơ quan chủ quản phê duyệt.
            Tổ chức phục vụ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người đọc sử dụng vốn tài liệu của Thư viện, tổ chức các hình thức phục vụ, mở cửa Thư viện tuần 5 ngày.
            Nghiên cứu những nhu cầu, hứng thú đọc của bạn đọc và đặc điểm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương để xây dựng vốn tài liệu phù hợp với nhu cầu, trình độ đọc đa dạng của bạn đọc .
            Tăng cường vốn tài liệu thư viện thông qua việc tiếp nhận, luân chuyển sách từ thư viện Tỉnh và thực hiện việc trao đổi tài liệu với các thư viện trường học trên địa bàn.
            Thường xuyên thanh lọc ra khỏi  kho các tài liệu mất thời gian tính, tài liệu bị hư nát qua quá trình phục vụ theo quy định của Bộ VH-TT. Thường xuyên kiểm tra, chỉnh sửa kịp thời hệ thống tra tìm tài liệu của thư viện.
1.4 Cơ sở vật chất, trang thiết bị thư viện:
* Cơ sở vật chất :
             Thư viện Đức Trọng được sự quan tâm của các cấp ủy chính quyền địa phương vừa được khánh thành trụ sở mới đưa vào sử dụng vào 6/2011, với diện tích sử dụng 755 m2 và khu khuôn viên cây cảnh bao quanh với trên 600 m2, chuẩn bị để mở “Thư viện xanh” khi cây tạo đủ bóng mát.
* Trang thiết bị thư viện:
              Bên cạnh trụ sở Thư viện vừa khai trương là gói trang thiết bị hoàn toàn mới. Trên 60 giá sách, 05 tủ hồ sơ, gần 40 bộ bàn ghế làm việc và phục vụ bạn đọc, 10 bộ bàn ghế và máy tính cho phòng internet… giúp bộ mặt Thư viện được khang trang, đẹp mắt; một hệ thống phòng cháy chữa cháy đúng quy trình, một hệ thống camera quan sát.
1.5 Cơ cấu tổ chức:
- Phụ trách Thư viện : phụ trách Thư viện tham mưu và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Thư viện và thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ được giao trước giám đốc Trung tâm văn hóa – Thông tin ĐứcTrọng. Chịu trách nhiệm về kho tàng, tài sản của Thư viện, về kế hoạch hoạt động dài hạn và hàng năm trước thủ trưởng đơn vị.
             Chịu trách nhiệm điều động, phân công công việc các nhân viện trong bộ phận. Xây dựng bổ sung và xử lý  nghiệp vụ tài liệu của Thư viện.
             Tham gia xây dựng mạng lưới Thư viện cơ sở, hướng dẫn nghiệp vụ kịp  thời và thường xuyên cho Thư viện cơ sở.
             Tiếp nhận luân chuyển sách từ Thư viện Tỉnh về phục vụ bạn đọc, trao đổi sách với các Thư viện trường học.
              Phối hợp với các ban ngành trong Huyện tổ chức các hoạt động phong trào của Thư viện (Các “Cuộc thi tìm hiểu”, “Thi kể chuyện theo sách” hè, thi hùng biện, vẽ tranh…)
              Phụ trách Thư viện còn phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, về quản lý nhà nước và trình độ lý luận chính trị.
-  Nhiệm vụ của bộ phận phục vụ bạn đọc (2 người):
              Nhân viên Thư viện có trách nhiệm phục vụ tốt tại Thư viện trung tâm, đáp ứng các yêu cầu về sử dụng vốn tài liệu Thư viện bằng hai hình thức đọc tại chỗ và cho mượn về nhà (đọc - mượn người lớn và đọc - mượn thiếu nhi). Tổ chức trưng bày triển lãm sách theo từng chuyên đề nhân các ngày kỷ niệm lớn của đất nước. Tuyên truyền, giới thiệu sách báo lên đài truyền hình và tại chỗ nhằm thu hút người đọc tới sử dụng vốn tài liệu.
              Tổ chức phục vụ tốt ngoài Thư viện, thực hiện luân chuyển sách báo xuống các Thư viện cơ sở theo định kỳ tháng hoặc quý (của 22 thư viện cơ sở)
              Phụ trách thêm các hoạt động về xử lý kỹ thuật nghiệp vụ Thư viện: Từ khâu bổ sung đến đóng dấu, đăng ký, phân loại, định từ khóa, mô tả, dán nhãn, nhập biểu ghi và bảo quản sách…
-  Bộ phận bảo vệ ( 01 người):
              Nhiệm vụ bảo vệ tài sản trong và ngoài Thư viện, trong và ngoài giờ hành chính. Chăm sóc cây cảnh trong khuôn viên Thư viện. Bảo vệ xe máy, xe đạp cho bạn đọc trong giờ hành chính.
1.6 Tình hình nhân lực Thư viện:
              Thư viện Đức Trọng có 04 nhân sự (02 biên chế, 02 hợp đồng): 01 bảo vệ trình độ 12/12, cả 03 người còn lại đều đạt trình độ đại học chuyên ngành Thư viện; đạt đủ chuẩn: Chứng chỉ A vi tính, chứng chỉ B anh văn, chứng chỉ Quản lý nhà nước.
              Đội ngũ cán bộ phần lớn năng động, yêu nghề, vững vàng chuyên môn nghiệp vụ, được đào tạo bài bản nên tác nghiệp có phần thuận lợi. Cán bộ Thư viện đã được hưởng đầy đủ về chế độ độc hại, bồi dưỡng bằng hiện vật, phụ cấp trách nhiệm.
2. Mạng lưới Thư viện Cơ sở:
               Hệ thống mạng lưới thư viện Cơ sở của huyện Đức Trọng hiện được Vụ Thư viện và Thư viện tỉnh Lâm Đồng đánh giá là một trong những Thư viện tiêu biểu không chỉ của Tỉnh, mà còn là của khu vực và trong toàn quốc. Các mô hình tiêu biểu của thư viện cơ sở bao gồm:
2.1 Điểm Bưu điện Văn hóa xã:
               Đây là mô hình lý tưởng của mạng lưới thư viện cơ sở hiện nay. Là sự kết hợp giữa ngành Văn hóa - Thư viện với ngành Bưu điện. Thư viện này hoạt động với tư cách chi nhánh của thư viện trung tâm huyện. Chủ yếu phục vụ người đọc ở xã, thôn, bản, làng. Hầu hết số lượng thư viện cơ sở ở Lâm Đồng đều tập trung ở mô hình này.Ưu điểm của hình thức này là nhờ có trụ sở khang trang đẹp mắt,xây dựng gần khu dân cư, con người ổn định có hộ khẩu tại địa phương do ngành Bưu điện đầu tư xây dựng và trả lương. Vốn sách báo ban đầu do 2 ngành Văn hóa - Thư viện và Bưu điện đầu tư. Xây dựng các điểm BĐVH là chủ trương đúng đắn, kịp thời đã đem lại những thành quả to lớn trong phục vụ văn hóa đọc ở vùng nông thôn. Là hướng đi cần duy trì và mở rộng trong phạm vi cả nước trong điều kiện còn quá khó khăn của mạng lưới thư viện cơ sở hiện nay. Mô hình này ở Đức trọng hiện có 13 BĐVH xã.
2.2 Mô hình thư viện xã và cụm xã:
            Là hình thức do ngân sách xã hỗ trợ kinh phí, con người, trụ sở; thư viện tỉnh và huyện đầu tư vốn sách ban đầu. Đây là hình thức đã tồn tại lâu nhất, nhưng hiện nay lại khó nuôi sống nhất do thiếu kinh phí trả lương cho cán bộ thư viện, không có định biên mà phải kiêm nhiệm nhiều việc khác. Trụ sở thường không ổn đinh, phải di dời liên tục. Trang thiết bị nghèo nàn, lạc hậu. Kinh phí bổ sung sách báo không có hoặc có thì không thường xuyên, nhỏ giọt. Đức Trọng thời hoàng kim các thư viện xã lên tới 7-8. Hiện do không có kinh phí trả lương cho cán bộ thư viện và bổ sung sách báo nên chỉ còn lại 02 điểm.
2.3 Mô hình tủ sách, phòng đọc sách làng ấp, thôn, bản:
            Hình thức này dễ xây dựng, cần gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”, có thể duy trì được lâu dài nếu có sự quan tâm đúng mức của phong trào. Tuy vậy nó cũng khó duy trì bền vững với cùng lý do như mô hình thư viện xã.
2.4 Mô hình liên kết với các trường Quân sự đại phương, các điểm Huấn luyện bộ đội, các Trường phổ thông:
             Nghiệp vụ về phục vụ bạn đọc và sách do thư viện huyện (hoặc thư viện tỉnh) chịu trách nhiệm; Trụ sở, con người do các điểm liên kết chịu trách nhiệm. Lịch luân chuyển sách phụ thuộc vào từng đợt huấn luyện của đơn vị. Đức Trọng hiện có 7 điểm của mô hình này.
2.5 Mô hình phòng đọc sách nhà thờ, nhà chùa:
            Là mô hình mới khởi động gần đây tại địa bàn Lâm Đồng qua học hỏi kinh nghiệm tại các thư viện tỉnh miền Tây Nam bộ (các chùa Khmer ở Nam bộ).
2.6 Mô hình tủ sách pháp luật xã,  phường,  thị trấn:
           Hầu hết các xã, phường, thị trấn đều được trang bị tủ sách pháp luật để người dân nắm bắt được luật pháp từ đó sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Đức Trọng hiện có 15 xã, thị trấn đều xây dựng được tủ sách pháp luật.
Trên đây là vài nét sơ lược về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Thư viện Đức Trọng...

                                                                        THƯ VIỆN HUYỆN ĐỨC TRỌNG

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

LỊCH PHỤC VỤ INTERNET MIỄN PHÍ TẠI Thư viện Huyện Đức Trọng

Thư viện  được Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam” do quỹ Bill and Melinda Gates tài trợ trong năm 2013. Nhằm tạo điều kiện cho bạn đọc được hưởng lợi từ dự án trên, Thư viện  Huyện Đức Trọng sẽ phục vụ bạn đọc khai thác Internet miễn phí từ ngày 05 tháng 8 năm 2013.
- Thời gian mở cửa:  Từ thứ hai đến thứ bảy hàng tuần.
+ Sáng: Từ 7h00 đến 11 giờ 30 phút.
+ Chiều: Từ 13h30 đến 16 giờ 45 phút.
- Địa điểm: Thư viện Huyện Đức Trọng
Đường Lê Hồng Phong- Tổ 12- Liên Nghĩa- Đức Trọng- Lâm Đồng
 Thư viện Huyện Đức Trọng xin thông báo đến tất cả bạn đọc được biết. 

THƯ VIỆN HUYỆN ĐỨC TRỌNG

Dự án BMGF-VN giai đoạn II, bước 2: Khởi động nhiều thuận lợi

anh-2,-ong-hung-dung.jpg
 
Thứ trưởng Bộ TT&TT  Nguyễn Thành Hưng đánh giá cao kết quả đạt được của Dự án.
Theo ông Phan Hữu Phong - Giám đốc Ban quản lý Dự án BMGF VN thì với những kết quả đó Việt Nam đã nhận được những đánh giá tích cực từ phía nhà tài trợ cũng như các nước đang triển khai chương trình sáng kiến Thư viện toàn cầu của Quỹ Bill and Melinda Gate. Tại buổi lễ sơ kết triển khai Dự án BMGF-VN bước 1 giai đoạn 2 tại Hà Nội vừa qua, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng đã đánh giá cao những kết quả đạt được của Dự án trong Bước 1 đồng thời nhấn mạnh phải hết sức coi trọng tính bền vững của Dự án.
Bước 2 của Dự án sẽ thêm nhiều cơ hội cho dân nghèo
Tính đến tháng 9/2013, Dự án đã hoàn thành việc lắp đặt trang thiết bị ở 16 tỉnh tham gia Dự án Giai đoạn II, bước 2 bao gồm các tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Yên, Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bạc Liêu, Hậu Giang, Cà Mau, Vĩnh Long và Đồng Tháp. Cụ thể, Dự án đã lắp đặt hơn 4.600 bộ máy tính và các trang thiết bị khác kết nối Internet cho 665 điểm Thư viện và điểm BĐVHX. Theo đó, các điểm thư viện cấp tỉnh được trang bị 40 bộ/điểm; các thư viện huyện được trang bị 10 máy tính/điểm, thư viện xã và BĐVHX được trang bị 05 máy tính/điểm.
Bên cạnh đó, các điểm còn được trang bị thêm máy in, máy chiếu, tai nghe, các thiết bị phụ trợ khác tùy theo chức năng hoạt động. Để có thể hoàn thành công việc triển khai như vậy phải kể đến sự đóng góp quan trọng của UBND các tỉnh, sở, ban, ngành các địa phương, VNPost trong việc cấp vốn đối ứng, chuẩn bị cơ sở hạ tầng phục vụ dự án. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã triển khai kịp thời việc cung cấp đường truyền ADSL cho điểm BĐVHX và hỗ trợ 50% cước truy nhập Internet. Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) cũng cung cấp truy nhập cáp quang cho Thư viện công công các cấp, đồng thời hỗ trợ 70% cước truy nhập.
Ngày 23/11/2013, Lễ bàn giao Bước 2 Dự án được tổ chức tại TP. Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng. Đây được xem là một mốc quan trọng của Dự án, đánh dấu việc hoàn thành lắp đặt trang thiết bị và chính thức đưa các điểm truy nhập công cộng vào hoạt động, phục vụ nhu cầu về thông tin của người dân. Để hoàn thành công việc lắp đặt trang thiết bị, với sư hỗ trợ và chỉ đạo của Bộ TT&TT, Bộ VH-TT&DL, Ban QLDA cùng với các cơ quan, ban ngành tại địa phương và các doanh nghiệp đã nỗ lực, vượt qua khó khăn để lựa chọn được đúng các điểm theo tiêu chí của Văn kiện Dự án, chuẩn bị cơ sở hạ tầng phù hợp và lắp đặt trang thiết bị đảm bảo tiến độ và chất lượng.
Sau khi hoàn thiện việc lắp đặt trang thiết bị và đưa vào sử dụng, người dân sẽ được sử dụng Internet miễn phí ở các thư viện và được giảm 50% cước phí truy nhập ở các điểm BĐVHX để tìm kiếm thông tin hữu ích, cải thiện đời sống kinh tế và văn hóa.
Hồng Dương 
 
 
 

Sơ kết Dự án BMGF-VN và trao giải Cuộc thi Máy tính

     

Ngày 10-10-2013, Ban Quản lý Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam”, do Quỹ Bill and Melinda Gates tài trợ đã tổ chức sơ kết bước 1 tại 12 tỉnh và trao giải Cuộc thi Máy tính cho cộng đồng thay đổi cuộc sống.


Bước 1 của Dự án BMGF-VN được triển khai tại 12 tỉnh, gồm Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đắk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Bến Tre, Trà Vinh và Sóc Trăng. Đã có 637 điểm thư viện công cộng, bưu điện văn hóa xã được trang bị tổng cộng 11 máy chủ, 4.180 máy tính, 640 máy in, các trang thiết bị phụ trợ và được kết nối với mạng internet băng thông rộng. Sau khi hoàn thành công tác lắp đặt và bàn giao thiết bị, Dự án BMGF đã nhanh chóng tổ chức các khóa đào tạo cho gần 4.700 lượt cán bộ quản lý các cấp cũng như nhân viên các điểm Dự án các kỹ năng cần thiết để quản lý và hướng dẫn người dân sử dụng máy tính và truy cập internet một cách hiệu quả nhất. Trong quá trình triển khai Dự án, đã có 2.100 sự kiện truyền thông gồm Ngày hội Internet, sự kiện Internet với phụ nữ, sự kiện Internet với thanh niên, Mùa hè tình nguyện với Internet đã được Dự án tổ chức tại 700 điểm thuộc 12 tỉnh, thu hút khoảng 85.000 người tham dự. Dự án đã thực hiện việc theo dõi và đánh giá định kỳ thông qua hệ thống Observatory của công ty tư vấn độc lập, qua đó biết được số lượng người truy cập tại các điểm, các trang thông tin được truy cập; từ đó, đảm bảo số trang thiết bị được lắp đặt tại các điểm triển khai được sử dụng đúng mục đích. Theo thống kê, từ 1-6-2012 đến 30-9-2013 đã có 218.250 lượt người sử dụng máy tính ở 12 tỉnh bước 1 với tổng thời lượng truy nhập internet là 2.028.191 giờ.

Theo ông Phan Hữu Phong, Giám đốc Ban Quản lý Dự án BMGF-VN, Việt Nam đã nhận được những đánh giá rất tích cực từ phía nhà tài trợ cũng như các nước đang triển khai chương trình Sáng kiến các thư viện toàn cầu của Quỹ Bill and Melinda Gates. Đặc biệt, với sự khác biệt so với các nước khác, đó là Dự án được triển khai tới tận cấp xã, tới các vùng sâu, vùng xa, nhà tài trợ đang xem xét nghiên cứu mô hình của Dự án tại Việt Nam để triển khai tại các nước đang phát triển ở Châu Phi. Một trong những vấn đề được Ban Quản lý Dự án hết sức coi trọng là tính bền vững của dự án. Vì vậy, trong thời gian tới, Ban quản lý Dự án sẽ tiếp tục có các hoạt động như đào tạo, theo dõi, đánh giá tình hình truy cập tại các điểm tiếp nhận dự án.          
* Sau 3 tháng triển khai Cuộc thi Máy tính cho cộng đồng thay đổi cuộc sống do Quỹ Bill & Melinda gates tài trợ, phát động từ ngày 25-5 đến 15-8-2013, Ban tổ chức đã nhận được hàng trăm bài viết, tác phẩm ảnh từ mọi miền đất nước gửi về dự thi. Kết quả, đã trao 13 giải thưởng cho thể loại bài thi viết và 3 giải thưởng cho thể loại phóng sự ảnh. Giải nhất thể loại bài thi viết được trao cho tác giả Vũ Thị Hạ, cán bộ điểm Bưu điện Văn hóa xã Nghĩa Hồng, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An). Hai giải nhì được trao cho tác giả Lê Dương Thể Hạnh ở TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) và tác giả Trần Minh Nhựt ở TP. Cao Lãnh (Đồng Tháp). 3 giải ba thuộc về tác giả Lê Thị Thu ở Hà Nội, Nguyễn Trọng Tâm ở Nghệ An và Đỗ Thị Minh Thủy ở Nha Trang. Ngoài ra, còn có 7 giải khuyến khích được trao cho thể loại bài thi viết. Đối với thể loại phóng sự ảnh, giải nhất thuộc về tác giả Hà Mai Hoa ở Tuyên Quang, Đậu Duy Hồng ở Hà Tĩnh và Ngô Thạch Thảo ở Nam Định. Ngoài thể loại bài thi viết và phóng sự ảnh, Ban Tổ chức còn trao 6 giải thưởng khuyến khích Gương mặt truyền thông cơ sở. 
 

TN.
Nguồn: http://www.baodongkhoi.com.vn/?act=detail&id=34131
 

  • Dự án triển khai tại giai đoạn II tại các tỉnh Tây Ngyên

    Dự án BMGF-VN giai đoạn II, bước hai: Cơ hội cho người nghèo được tiếp cận Internet miễn phí
    (LĐ online) - Sáng 23/11, tại Đà Lạt, Bộ Thông tin & Truyền thông, Quỹ Bill & Melinda Gates, Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch đã tổ chức lễ bàn giao hoàn thành việc lắp đặt trang thiết bị trong khuôn khổ Dự án BMGF-VN giai đoạn II, bước 2 cho 16 tỉnh: Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Yên, Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bạc Liêu, Hậu Giang, Cà Mau, Vĩnh Long, Đồng Tháp và Lâm Đồng.

    Ký kết giao ước giữa 16 tỉnh được dự án BMGF-VN tài trợ giai đoạn II, bước 2
    Ký kết giao ước giữa 16 tỉnh được dự án BMGF-VN tài trợ giai đoạn II, bước 2
    Đến dự có Đồng chí Nguyễn Bắc Son - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Đ/c Nguyễn Xuân Tiến - UVTW Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng và lãnh đạo bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ VHTT&DL cùng 16 địa phương được tài trợ trong giai đoạn II này.
    Tính đến hết tháng 9/2013, Dự án đã hoàn thành việc lắp đặt ở 16 tỉnh tham gia Dự án bước 2 với 4.600 bộ máy tính và các trang thiết bị kết nối Internet khác cho 665 điểm thư viện công cộng và bưu điện văn hóa xã. Trong đó, các điểm thư viện cấp tỉnh được trang bị 40 bộ/điểm; các thư viện cấp huyện được trang bị 10 máy tính/điểm; thư viện xã và bưu điện văn hóa xã được trang bị 5 máy/điểm.
    Ngoài ra, các điểm còn được trang bị máy in, máy chiếu, tai nghe, các thiết bị phụ trợ khác tùy theo chức năng hoạt động.
    Trước đó, bước 1 của dự án đã được triển khai trong 15 tháng (từ 4/12/2012 đến 6/2013) tại 12 tỉnh, gồm: Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đắk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng cùng 3 trung tâm đào tạo vùng tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.Hồ Chí Minh.
    Đã có 637 điểm của Dự án bao gồm 311 điểm thư viện, 323 điểm Bưu điện văn hóa xã và 3 trung tâm đào tạo vùng được lắp đặt máy tính cho phép người dân truy cập Internet miễn phí.
    Theo sô liệu thống kê từ hệ thống Observatory, từ 1/6/2012 đến 30/9/2013, đã có 218.250 lượt người sử dụng máy tính ở 12 tỉnh trong bước 1 của dự án với tổng thời lượng truy cập Internet là 2.028.191 giờ.
    Để đảm bảo tính bền vững, dự án cũng đã tổ chức đào tạo cho 4.700 lượt cán bộ quản lý các cấp và nhân viên kỹ thuật để quản lý và hướng dẫn người sử dụng Internet.
    a
    Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Bắc Son và Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Huỳnh Vĩnh Ái thăm quan điểm Internet công cộng tại thư viện tỉnh Lâm Đồng
    Dự án " Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập Internet công cộng tại Việt Nam" do tổ chức phi chính phủ Bill & Melinda Gates Foundation (BMGF) tài trợ được thực hiện trong thời gian 5 năm (từ 2011 -2016) với tổng kinh phí 50.568.362 USD. Trong đó, tài trợ không hoàn lại của BMGF là trên 29.998.000 USD, đóng góp bằng phần mềm của Microsoft là 3.639.000 USD và trên 16.931.000 USD là vốn đối ứng của Việt Nam.
    Mục tiêu của Dự án trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, cũng như ở những tỉnh miền núi như Lâm Đồng, dự án sẽ góp phần giảm bớt sự bất bình đẳng về khoảng cách số giữa các vùng dân cư trong việc hưởng lợi từ các thành quả do công nghệ thông tin và truy cập Internet mang lại.
    Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son cho biết: Trong thời gian 5 năm, dự án sẽ cung cấp, lắp đặt 12.070 máy tính nối mạng Internet băng thông rộng và các thiết bị phụ trợ cho 1.900 điểm thư viện công cộng và bưu điện văn hóa xã.
    Trong 5 năm sẽ có khoảng 76.000 người ở nông thôn được sử dụng máy tính và Internet. Sau khi hoàn thiện việc lắp đặt, người dân sẽ được sử dụng miễn phí ở các thư viện công cộng và giảm 50% cước phí truy cập ở các điểm bưu điện văn hóa xã. Dự án triển khai để tìm kiếm các thông tin hữu ích, cải thiện đời sống kinh tế - văn hóa của họ.
    Còn theo Thứ trưởng Bộ VHTT&DL - Huỳnh Vĩnh Ái: Hệ thống Bưu điện văn hóa xã sẽ trở thành trung tâm thông tin cộng đồng, là ngôi nhà văn hóa chung cho người dân ở vùng nông thôn, góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống kinh tế, văn hóa tinh thần cho mọi người dân vùng nông thôn. Và hệ thống thư viện công cộng Việt Nam sẽ trở thành trung tâm thông tin, văn hóa, giáo dục hữu ích, thân thiện bình đẳng, tạo điều kiện cho việc học tập suốt đời của người dân địa phương.
    Bà Deborah Jacobs - Giám đốc chương trình thư viện toàn cầu của Quỹ BMGF khẳng định: Chúng tôi rất vui khi được đóng góp một phần nhỏ trong con đường làm cho thông tin - công nghệ cải thiện cuộc sống của người dân Việt Nam thông qua các thư viện công cộng và bưu điện văn hóa xã, đặc biệt là ở cấp xã (nơi có nhiều người dân nghèo đang sinh sống). Cũng theo bà Jacobs thì Quỹ luôn có niềm tin rằng tất cả mọi người dù sống ở đâu, nên có cơ hội để sống một cuộc sống lành mạnh và hữu ích.
    Đặng Linh Đan
    Theo baolamdong.vn

    DỰ ÁN BMGF VỚI LÂM ĐỒNG

    Khởi động dự án BMGF-VN giai đoạn 2 tại 4 tỉnh ở Tây Nguyên
    Cập nhật lúc 15:47, Thứ Ba, 16/04/2013 (GMT+7)
    (LĐ online) - Ngày 16/4, tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng), Ban quản lý Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập internet công cộng tại Việt Nam” (BMGF-VN) đã tổ chức Hội thảo khởi động dự án giai đoạn 2 thuộc khu vực 4 tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc và Lâm Đồng.
    Đại diện 4 tỉnh (Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc và Lâm Đồng) chia nhóm thảo luận tại hội thảo
    Đại diện 4 tỉnh (Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc và Lâm Đồng) chia nhóm thảo luận tại hội thảo

    Hội thảo đã dành nhiều thời gian thảo luận xoay quanh các nội dung chính về tầm nhìn, đổi mới hoạt động của thư viện công cộng và bưu điện văn hoá xã trong đáp ứng nhu cầu thông tin, học tập, văn hoá của người dân; các kinh nghiệm của chương trình thư viện toàn cầu; và các điều kiện thiết yếu để tiếp nhận và triển khai dự án… Qua đó, giúp thiết lập một hệ thống cung cấp dịch vụ internet công cộng hoạt động ổn định và hiệu quả, góp phần hỗ trợ người dân nghèo, ở vùng đặc biệt khó khăn có cơ hội được tiếp cận công nghệ thông tin, cập nhật miễn phí các thông tin về kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật thông qua thư viện công cộng và các điểm bưu điện văn hoá xã.

    Dự án được chia làm 3 giai đoạn và thực hiện trong vòng 5 năm. Trước đó, giai đoạn 1 của dự án đã triển khai tại 12 tỉnh, giai đoạn 2 đang triển khai tại 16 tỉnh và giai đoạn 3 sẽ tiếp tục triển khai tại 12 tỉnh còn lại.

    Đây là dự án do Quỹ Bill & Melinda Gates tài trợ, với tổng nguồn vốn hơn 50 triệu USD, do Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam (VTF) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông làm chủ đầu tư. Dự án này được triển khai tại 40 tỉnh, mỗi thư viện tỉnh được dự án hỗ trợ 40 bộ máy tính, thư viện huyện 10 máy tính và mỗi thư viện và bưu điện văn hoá xã là 5 bộ máy tính.
    Quang Trường

    THƯ VIỆN HUYỆN ĐỨC TRỌNG-LÂM ĐỒNG